𝐏𝐇𝐎̂̉ 𝐍𝐇𝐈̃ 𝐁𝐀́𝐍𝐇 𝐓𝐀̣𝐈 𝐒𝐀𝐎 𝐋𝐀̣𝐈 𝐋𝐀̀ 𝟑𝟓𝟕𝐆
Chắc chắn không ít lần Bạn sẽ tự hỏi, tại sao bánh trà Phổ Nhĩ là 357g mà không phải là trọng lượng khác?
Về trọng lượng 357g của Trà phổ nhĩ, có thể hiểu từ 4 góc độ như sau:
Thứ nhất, về góc độ văn hóa, thì 3+5+7=15. Đây chính là ngày đêm trăng tròn nhất mỗi tháng, tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn.
Thứ hai, về góc độ kinh dịch mà nói, 1 3 5 7 9 là dương, 三 tam 七 thất là trung dương. Đây là những con số may mắn, cát lợi.
Thứ 3, về góc độ giao dịch mua bán, Trà Phổ Nhĩ phát triển mạnh từ cách đây khoảng hai ngàn năm, được hoàng tộc nhà Thanh phát triển rất rực rỡ. Trong các giao dịch biên giới thời cổ, Chính phủ đã xây dựng các biện pháp tiêu chuẩn bắt buộc để giảm trọng lượng và đo lường các tranh chấp. Mục đích là để tạo thuận lợi cho việc thống kê, thu thuế và giao dịch.
Thời xưa, trà bánh được gọi là trà tròn 圆茶 ( tức là 七子饼 Thất tử bính - 7 bánh làm một), mỗi thùng nặng 5 cân Trung quốc (tương ứng ~2.5kg Việt Nam) nên mỗi bánh chia đều 357g.
Thứ tư, theo góc độ số học, thì 3( 三 =tam) Tam là tam tài 三才: Thiên, Địa, Nhân; 5 (五=ngũ) là ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; 7 (七=thất)
Thất giả, thiếu dương tượng trưng cho rồng, biến động bất cư, cũng giống như Phổ Nhĩ luôn thay đổi theo từng giai đoạn khiến cho việc sưu tập và thưởng trà trở nên có chiều sâu và phong phú đa dạng.
Ngũ giả ngũ hành, biến hóa theo quy luật. Ngũ vị của Phổ Nhĩ hợp thành cảnh giới hương vị cao nhất.
Tam giả Thiên Địa Nhân, tam sinh vạn vật, thưởng trà hay sưu tập cũng cần tới yếu tố Thiên thời Địa lợi Nhân hòa.
Ngày nay thì ngoài khối lượng 357g phổ biến, thì bánh trà Phổ nhĩ còn được đóng nhiều dưới dạng như 100g, 200g và 500g. Do sau này các nước phương Tây dần trở thành thị trường lớn cho trà Phổ Nhĩ, người làm trà cũng không quá quan trọng các con số "phong thủy" như trước kia nữa, vì vậy ngoài việc duy trì đóng bánh trà trọng lương 357g thì việc đóng bánh trà thành số chẵn sẽ dễ giao dịch hơn rất nhiều.
CÁCH BẢO QUẢN TRÀ PHỔ NHĨ
Có rất nhiều trà hữu sử dụng túi nilon để bảo quản trà Phổ nhĩ, còn hút chân không hoặc trực tiếp bỏ trà Phổ Nhĩ vào tủ lạnh để bảo quản lạnh. Đây là những phương pháp bảo quản sai cách!
Để bảo quản Phổ Nhĩ lâu dài đúng cách, dù là để sưu tập hay bảo quản cho gia đình dùng thường ngày, mục đích cuối cùng là không muốn trà bị nấm, mốc, không biến vị, biến chất, thậm chí trà sẽ chuyển hóa trở nên càng ngày càng ngon hơn
Để đạt được mục đích này, cần đáp ứng được một vài điều kiện bảo quản như sau: Ẩm ướt sẽ khiến trà bị mốc, Ánh nắng sẽ phá hỏng cấu trúc tích hợp của trà. Trà sẽ hút mùi vì thế không nên để trà bảo quản lẫn với các sản phẩm khác có mùi vị. Có thể tham khảo cách bảo quản dưới đây:
1. Đối với loại trà thất tử (gói cột lá chuối), nếu chưa uống, không nên bóc lớp vỏ bọc ngoài, đặt trực tiếp vào thùng carton, không sử dụng những loại thùng có các mùi vị khác như thùng bánh trung thu, thùng lạp sườn, thùng quế … tránh trà bị hỗn tạp biến mùi coi như bỏ. Tốt nhất nên chia loại trà để bảo quản theo thùng, ví dụ: Phổ sống nên bảo quản thùng riêng, mỗi thùng chỉ nên bảo quản 1 loại trà, không để các loại trà hỗn hợp lẫn nhau.
Với loại trà bánh lẻ, trà nắm, trà tổ yến … sử dụng túi zip kraff để bảo quản từ 10 ngày tới một tháng . Muốn bảo quản lâu dài, nên sử dụng loại túi zip bạc cản sáng . Sauk hi niêm phong đóng kín, đặt trà vào thùng carton xếp ngay ngắn. Đừng quên, trà sống và trà chin nên bảo quản riêng thùng.
Với loại Phổ Nhĩ rời, kiến nghị không nên để quá lâu. Uống hết trong 3 tháng là tốt nhất, có thể bảo quản bằng các hũ tử sa, hũ gốm.
Tất cả các phương pháp bảo quản trên đều yêu cầu giữ trà ở môi trường tránh ẩm ướt, tránh mùi vị, tránh ánh nắng trực tiếp và thông thoáng khí. Không nên bảo quản trà dưới tầng hầm .Thùng giấy hay hũ trà cần đặt cách đất, cách tường khoảng 20cm, nhiệt độ tốt nhất từ 20-30 độ , độ ẩm từ 45%- 70% . Với những nơi không đạt đủ điều kiện bảo quản, có thể sử dụng điều hòa để điều chỉnh. Mỗi 3 tháng, nên mở trà 1 lần rồi lặp lại quá trình bảo quản như trước.