CÁCH TÁCH TRÀ BÁNH ĐÚNG CHUẨN
Nếu mê uống Phổ Nhĩ hoặc Bạch trà, rất nhiều khi Bạn sẽ gặp phải tình huống loay hoay trong cách tách trà bánh. Vậy làm thế nào để tách trà bánh chuẩn đây?
Trước tiên, sau khi bóc bánh trà hãy nhẹ nhàng massage cho trà bằng cách ấn nhẹ quanh viền bánh để kết cầu bánh trà sẽ mềm dần. Mục đích của việc tách trà là chia trà thành những miếng vừa phải, tiện lợi khi pha trà, đồng thời vẫn giữ nguyên được trà không bị gãy vụn, như vậy khi pha trà mới đảm bảo được hương vị nguyên vẹn.
Tách trà là một việc không cần nhiều kỹ thuật, nhưng rất cần sự kiên nhẫn, với một người tách trà thường xuyên, thì cũng mất khoảng 40 phút tới một tiếng để tách xong một bánh trà đúng cách.
Sử dụng kim hoặc dao tách trà, bắt đầu từ điểm trong vết lõm của bánh trà, dùng kim chọc một vòng trong bánh trà. Mỗi vết kim cách khoảng 3-4cm phân bố đều. Làm tương tự với vòng ngoài của bánh trà, vừa chọc kim vừa nâng nhẹ để trà sẽ nới lỏng dần. Tách trà từ từ, không nên vội, không dùng lực quá mạnh để tránh làm gãy vụn trà.
Sau khi tách được những miếng trà rời, dùng tay vừa bẻ vừa kéo để tiếp tục chia trà thành những miếng nhỏ hơn để thuận tiện khi pha trà. Nhớ là không dùng sức bẻ, bánh trà ép khô lá vốn dễ gãy, dùng lực bẻ mạnh trà sẽ bị vụn.
Cất gọn lớp trà mới tách để tránh làm vụn trà trong khay khi tách lớp tiếp theo, bảo quản bằng túi giấy zip hoặc hũ tử sa để trà tiếp tục quá trình chuyển hóa thuận lợi.
Trước tiên, sau khi bóc bánh trà hãy nhẹ nhàng massage cho trà bằng cách ấn nhẹ quanh viền bánh để kết cầu bánh trà sẽ mềm dần. Mục đích của việc tách trà là chia trà thành những miếng vừa phải, tiện lợi khi pha trà, đồng thời vẫn giữ nguyên được trà không bị gãy vụn, như vậy khi pha trà mới đảm bảo được hương vị nguyên vẹn.
Tách trà là một việc không cần nhiều kỹ thuật, nhưng rất cần sự kiên nhẫn, với một người tách trà thường xuyên, thì cũng mất khoảng 40 phút tới một tiếng để tách xong một bánh trà đúng cách.
Sử dụng kim hoặc dao tách trà, bắt đầu từ điểm trong vết lõm của bánh trà, dùng kim chọc một vòng trong bánh trà. Mỗi vết kim cách khoảng 3-4cm phân bố đều. Làm tương tự với vòng ngoài của bánh trà, vừa chọc kim vừa nâng nhẹ để trà sẽ nới lỏng dần. Tách trà từ từ, không nên vội, không dùng lực quá mạnh để tránh làm gãy vụn trà.
Sau khi tách được những miếng trà rời, dùng tay vừa bẻ vừa kéo để tiếp tục chia trà thành những miếng nhỏ hơn để thuận tiện khi pha trà. Nhớ là không dùng sức bẻ, bánh trà ép khô lá vốn dễ gãy, dùng lực bẻ mạnh trà sẽ bị vụn.
Cất gọn lớp trà mới tách để tránh làm vụn trà trong khay khi tách lớp tiếp theo, bảo quản bằng túi giấy zip hoặc hũ tử sa để trà tiếp tục quá trình chuyển hóa thuận lợi.
Lớp thứ 2 và các lớp trà sau tách tương tự, tuy nhiên lúc này không cần chọc kim theo thứ tự mà chỉ cần tìm được điểm trà rời lỏng, dễ dàng chọc kim là có thể tách trà. Nếu không tìm được điểm đó thì dùng tay vừa bẻ vừa kéo để trà tách rời Lớp giữa của trà bánh luôn là một thử thách với người tách trà. Vốn dĩ trà bánh được nén đúc khá chặt, mà lớp giữa lại là lớp chặt nhất trong bánh trà, vì thế cần hết sức kiên nhẫn để tìm điểm chọc kim và tách rời từng lớp trà. Nếu thuận lợi, Bạn sẽ tách được những miếng trà tới lớp cuối cùng theo từng miếng vừa đủ pha như thế này và có rất ít trà bị vụn
Việc tách bánh trà Phổ nhĩ sẽ dễ dàng hơn một chút so với tách bánh Bạch trà như Cống Mi hay Thọ Mi, vì Cống Mi, Thọ Mi vốn dùng nguyên liệu cả lá và cành, trà không trải qua giai đoạn lên men mà được làm héo tự nhiên, vì thế Thọ Mi rất khô dễ bị gãy vụn. Khi tách cần nhẹ tay, dùng lực vừa phải và cần cả sự khéo léo.
Luôn nhớ rằng, tách trà là việc không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nhưng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn.Đây cũng là một trải nghiệm tuyệt vời không thể thiếu trong các bước thưởng trà của Văn hóa trà đạo nhé.